Tính chất kết hợp của phép cộng
Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu:
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng
- Bước đầu sử dụng t/c giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
- Chủ động, tích cực học tập, hoàn thành bài tập theo khả năng.
II Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, điện thoại thông minh để học trực tuyến.
III Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||||
1.Khởi động Tính giá trị của biểu thức 45 + 23 + 77= - Nhận xét kết hợp giới thiệu bài mới 2. Khám phá 2.2.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng - GT bảng SGK - Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng
- Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức khi a =5 , b = 4, c = 6 ? - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a=35, b = 15, c = 20? - Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức khi a = 28 b= 49 , c= 51 ? - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị 2 biểu thức như thế nào ? - Vậy ta có thể viết ( a+ b)+c = a +(b +c) - Vừa chỉ bảng vừa nêu : ( a+ b) được gọi là tổng của 2 số hạng , biểu thức ( a+ b)+ c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số hạng thứ ba, số thứ ba ở đây là c. -Xét biểu thức a + ( b+ c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng ( a + b) , còn ( b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức ( a +b ) + c - Vậy: Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba
3. Thực hành – Vận dụng Bài 1: a/dòng 2, 3; b/dòng 1, 3. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Bảng biểu thức 4367+ 199 + 501 - Yêu cầu hs thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất .
- Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải ? - Áp dụng tính chất của phép cộng , khi cộng nhiều số hạng với nhau , chúng ta nên chọn các số hạng cộng với nhau có kết quả là các số tròn để việc tính toán được thuận hơn. - Yêu cầu hs làm tiếp các phần còn lại - Nhận xét
Bài 2 : - Yêu cầu hs đọc đề - GV tóm tắt trên màn hình - Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm thế nào ?
- Yêu cầu hs làm bài, đọc bài giải, giáo viên đưa ra đáp án .
- Nhận xét Bài 3 :Viết số thích hợp vào chỗ chấm;
3 Củng cố dặn dò : - Tổng kết tiết học , dặn hs về nhà học thuộc tính chất kết hợp của phép cộng - Chuẩn bị bài Luyện tập |
- HS trả lời và nêu cách làm. - Cả lớp nhận xét
- Tính chất giao hoán - HS trả lời
- HS lắng nghe
Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15
Giá trị của 2 biểu th ức đều bằng 70
Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 128
- Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau - Hs đ ọc :( a + b ) + c = a + ( b+ c ) - Hs nghe giảng
- Vài hs đọc trước lớp
- Tính giá trị bằng cách thuận tiện nhất
- Cả lớp làm vở 4367 + 199 + 501 = 4367 + ( 199 + 501 ) = 4367 + 700 = 5067 - V ì khi thực hiện (199+ 501) thì ta có được số tròn trăm vì thế bước tính tiếp theo làm rất nhanh, thuận tiện.
- 1 HS tóm tắt, nêu cách làm thuận tiện. - Tính 2 ngày rồi cộng với ngày còn lại. - Áp dụng tính chất kết hợp để tính thuận tiện - Cả lớp làm vở ( Chọn cách giải thuận tiện nhất) Giải Số tiền ngày thứ nhất và ngày thứ ba nhận được là: 75 500 000 + 14 500 000 = 90 000 000( đồng) Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là: 90 000 000 + 86 950 000 = 176 950 000( đồng) Đáp số: 176 950 000( đồng)
- HS làm vở, trả lời kết quả
- Nêu tính chất của mỗi phép tính. Câu a) và b) Tính chất giao hoán Câu c) Tính chất kết hợp. |