Phép công, trừ trong phạm vi 20- Luyện tập chung (GV Cấn Thị Loan- Trường TH Cấn Hữu)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
e&f
Môn: Toán Tuần: 8
Tiết số 37 Ngày dạy: 28/10/2021
Soạn giảng : Cấn Thị Loan _ Giáo viên _ Tiểu học Cấn Hữu
Chủ đề 2: Bài 14: LUYỆN TẬP CHUNG Tiết 2 – Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC Giúp HS: - Thực hiện được phép cộng - trừ qua 10 trong phạm vi 20. Biết dựa vào phép cộng để suy ra kết quả của phép trừ tương ứng. - Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ. - Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. - Học sinh vận dụng được việc thực hiện phép cộng – trừ qua 10 trong phạm vi 20 vào giải quyết vấn đề thực tế trong cuộc sống. - Học sinh có cơ hội hình thành phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học. - Qua giải bài toán thực tiễn sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề. - Qua thực hiện trò chơi sẽ phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 2 của GV, Laptop; Tivi; slide tranh minh họa bài toán,... - HS: SHS, Bộ đồ dùng Toán 2 của HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU | |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động - GV mời bạn trưởng ban học tập lên điều khiển lớp chơi trò chơi khởi động mang tên : “Xì điện” qua việc sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán lớp 2. - GV kết nối vào bài mới. |
- Lớp thực hiện trò chơi theo sự điều hành của bạn trưởng ban học tập.
- HS ghi tên bài vào vở. |
2. Hoạt động luyện tập Bài 1. Tính nhẩm - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài - GV cho HS làm bài theo từng cột vào vở.
- Gọi nối tiếp 4 học sinh trả lời các phép tính theo cột dọc thứ tự từ trái sang phải. - Khi HS làm bài, GV viết kết quả bài làm của các bạn lên slide trình chiếu bằng bút vẽ điện tử Gaomon. Sau đó cho HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS nêu tên các thành phần và kết quả của 1 phép tính cộng trong bài. - Con có nhận xét gì về mối liên quan của 3 phép tính ở cột này? - GV kết luận: Lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia - Gọi HS nêu cách tính nhẩm đối với 1 phép tính cộng và 1 phép tính trừ. - GV nhận xét, KL. Bài 2: Tính - Gọi HS nêu yêu cầu BT2 - Trong phần a có mấy phép tính? - Trong phần b có mấy phép tính? - GV hướng dẫn HS nêu cách làm bài. - GV hướng dẫn HS cách làm.
- GV cho HS làm bài vào vở ô li, sau đó viết vào bảng con và chia sẻ trước lớp. - GV chiếu bài của 2-3 bạn, cho HS nhận xét rồi chữa bài. . - Trong câu b, ngoài cách tính trên con có cách nào tính nhanh hơn? - GV chốt ý: Củng cố kiến thức về phép cộng – trừ qua 10 trong phạm vi 20. Biết cách thực hiện phép tính cộng – trừ trong dãy tính có từ 2 dấu phép tính trở lên. Bài 3: Bài toán có lời văn. - GV HDHS quan sát tranh minh họa, đọc bài toán. - Gọi HS nêu yêu cầu của BT3 - Yêu cầu HS phân tích đề toán.: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán
- GV yêu cầu lớp làm bài vào vở ô li. Sau đó chụp ảnh và gửi vào phần mềm Azota để cùng lớp chấm chữa, nhận xét bài của một số bạn. Lưu ý HS cách trình bày.
- Mở rộng thêm cách trả lời khác cho HS - GV nhận xét, trưng bày bày làm tốt, tuyên dương. - GV: Trong dịp hè vừa qua, các con đã vẽ được bức tranh nào - GV nhận xét, tuyên dương 3. Hoạt động vận dụng, sáng tạo Bài 4. Đ,S? - GV gọi HS nêu BT4 - Tổ chức HS chơi trò chơi trên phần mềm trực tuyến Quizizz. - Sau khi các bạn chơi xong, GV trả lời lại và nhận xét. Lưu ý: Hỏi kĩ trong phép tính 8 + 4 = 4 + 8
- GV chốt ý: Củng cố các phép cộng, phép trừ. Mối quan hệ giữa các số hạng trong phép trọng. Biết cách so sánh các số. - Kết quả: a) S; b) Đ; c) Đ; d) S. - Sáng tạo: + GV đưa 2 tờ tiền mệnh giá 10 nghìn đồng và 5 nghìn đồng để học sinh nhận biết và liên hệ cuộc sống. + Sau khi hết dịch Covid 19, các con được đến trường. Cô sẽ tổ chức cho lớp thực hiện hoạt động trải nghiệm mang tên “Cùng mẹ đi chợ”. Các con sẽ thấy toán học được vận dụng vào trong cuộc sống của chúng ta hiệu quả như thế nào? - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. (Nêu tên những bạn được tặng sticker sau tiết học).
|
- HS xác định yêu cầu bài tập. - HS vận dụng và làm việc cá nhân trong vở bài tập. - HS nối tiếp nêu kết quả.
- HS cùng GV nhận xét.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nêu cách tính nhẩm.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS tìm cách giải các phép tính Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải theo 2 bước - Lớp làm bài vào vở ô li. Sau đó viết bảng con chia sẻ.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: 6 + 5 + 4 = 10 + 5 = 15
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS đọc bài 3. - HS trả lời.
Tóm tắt: Nam vẽ được: 11 bức tranh Mai vẽ ít hơn Nam: 3 bức tranh Mai vẽ được: … bức tranh? - HS làm trong vở bài tập. Chụp ảnh và gửi azota. Bài giải Số bức tranh Mai vẽ được là: 11 – 3 = 8 (bức tranh) Đáp số: 8 bức tranh. - HS lắng nghe - Lớp cùng GV nhận xét
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS đọc bài 4. - HS chơi trò chơi học tập trực tuyến
- HS lắng nghe, nêu cách làm: Tìm kết quả của các phép cộng, phép trừ, so sánh các kết quả đó theo yêu cầu, rồi chọn Đ, S thích hợp với dấu “?” trong ô. - Lớp nhận xét, đối chiếu kết quả.
- HS nhìn và trả lời
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
|
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
……………………………………………………………………………………….......